Hà Nam có rất nhiều những lợi thế để phát triển du lịch, có vị trí địa lý cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, trên tuyến du lịch xuyên Việt nên Hà Nam có ưu thế khai thác thị trường khách du lịch xuyên Việt và thị trường khách du lịch cuối tuần của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Cùng với những tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và một bề dày lịch sử văn hóa truyền thống, đây sẽ là điều kiện tốt để du lịch Hà Nam phát triển bền vững. Nơi đây thu hút được rất nhiều doanh nghiệp thành lập và hoạt động. Các doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu của công ty mình. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho quý khách kiến thức về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Tỉnh Hà Nam. Mời các bạn theo dõi !
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2019
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN
- Thông tư số 263/2016/TT-BTC
Đăng ký nhãn hiệu là gì ?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu và có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cá nhân, tổ chức không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Nhưng đây là quyền mà cá nhân, tổ chức được sử dụng để được pháp luật bảo vệ trước những tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Hà Nam
Bước 1: Lựa chọn Đại diện sở hữu trí tuệ uy tín tại tỉnh Hà Nam
- Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng. Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ.
- Các đơn vị tư vấn là Đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.
- Các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phản đối đơn, từ chối đơn của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Công ty tư vấn luật Đại Nam là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.
Bước 2: Bạn định đăng ký nhãn hiệu của bạn cho sản phẩm dịch vụ gì?
- Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
- Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu
- Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa?
- Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
- Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.
Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Đại Nam:
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ
- Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.
- Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Luật Đại Nam tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
- Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;
- Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu Luật Đại Nam sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Đại Nam sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.
Tra cứu chuyên sâu
- Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
- Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
- Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.
- Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.
- Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký và lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 6: Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
- Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 7: Thẩm định nội dung đơn cho chủ đơn đến từ tỉnh Hà Nam
- Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
- Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ và cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
- Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí cấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
- Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi ích việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Tỉnh Hà Nam ?
Việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Tỉnh Hà Nam sẽ có những lợi ích như sau:
- Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại, tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng mặt hàng của Doanh nghiệp với các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng khác cao hơn;
- Ngăn chặn việc một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của Doanh nghiệp đang sử dụng đi đăng ký độc quyền, khi đó Qúy khách hàng không được phép sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình;
- Một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp từ việc nhượng quyền thương hiệu hoặc bán nhãn hiệu đó;
- Tạo cho Doanh nghiệp một thương hiệu riêng trên thị trường và nhiều lợi ích khác.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Hà Nam
- Nên tra cứu tình trạng sử dụng nhãn hiệu định đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ. Tra cứu nhằm tránh xâm phạm nhãn hiệu của người khác đồng thời lãng phí chi phí nộp đơn cũng như mất thời gian chờ đợi không được cấp văn bằng bảo hộ.
- Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi bắt đầu hoạt động kinh doanh để tránh chủ thể khác xâm phạm nhãn hiệu của chính mình, thậm chí đánh cắp nhãn hiệu của mình.
- Dù thời gian cấp văn bằng bảo hộ khá lâu nhưng chủ nhãn hiệu cần nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt. Khi nộp đơn sớm ngày nào là quyền ưu tiên thuộc về chủ đơn ngày đó. Các đơn nộp sau ngày nộp đơn sẽ bị từ chối bởi đơn có ngày nộp sớm hơn.
- Nên lựa chọn các công ty tư vấn đăng ký nhãn hiệu là các Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ như Luật Đại Nam. Vì với đội ngũ chuyên viên, luật sư với trình độ chuyên môn cao sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho quý khách trong các thủ tục phức tạp khi làm việc làm việc với cơ quan Nhà nước.
Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Hà Nam của Công ty Luật Đại Nam
– Tư vấn tất cả các vướng mắc pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
– Tư vấn về khả năng phân biệt của nhãn hiệu và hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu.
– Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và tiến hành nộp đơn.
– Đại diện khách hàng làm việc trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ trong toàn bộ quá trình đăng ký nhãn hiệu.
– Xử lý tất cả các vấn đề phát sinh và có phương án phúc đáp với các thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.
– Thường xuyên cập nhật tiến độ và tình trạng đơn đăng ký với khách hàng.
– Tư vấn các giải pháp vượt qua từ chối của Cục.
– Đóng lệ phí cấp băng, nhận văn bằng và bàn giao cho khách hàng.
Nội dung Dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Tỉnh Hà Nam của Luật Đại Nam
Tư vấn miễn phí trước khi đăng ký nhãn hiệu
- Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu ) theo bảng phân nhóm quốc tế đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu
- Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung logo, phối màu khi cần thiết
- Tư vấn tra cứu nhãn nhiệu
- Tư vấn về bảo hộ các đối tượng khác liên quan đến nhãn hiệu như đăng ký bảo hộ bao bì, nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp
- Tư vấn những yêu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ
- Tư vấn mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ chối của nhãn hiệu.
Đại diện khách hàng thực hiện mọi công việc liên quan
- Soạn thảo hồ sơ cho khách hàng
- Tiến hành nộp hồ sơ
- Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, ra công báo, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sở tranh tụng khi cần thiết;
- Tư vấn lập hợp đồng Li-xang nhãn hiệu cho tổ chức cá nhân khác nêu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.
Trên đây là toàn bộ thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Hà Nam. Nếu bạn có nhu cầu thành lập nhãn hiệu ở đây, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ. Việc lựa bạn đồng hành tốt sẽ giúp quá trình đăng ký được rút ngắn và tiết kiệm chi phí.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Tỉnh Yên Bái
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Tỉnh Lạng Sơn
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Tỉnh Bắc Giang