logo-luatdainam-trang

Góp vốn ảo khi thành lập công ty

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Khi thành lập công ty, việc ghi nhận số vốn điều lệ là cần thiết để đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật vì số vốn điều lệ liên quan tới quyền và trách nhiệm của cổ đông hay thành viên trong công ty. Trong một số trường hợp chúng ta có nghe tới vấn đề góp vốn ảo, vậy góp vốn ảo là gì? Rủi ro của việc góp vốn điều lệ ảo trong công ty như thế nào?

gop-von-ao-khi-thanh-lap-cong-ty-2

Góp vốn ảo là gì?

Góp vốn ảo trong công ty là việc ghi nhận vốn điều lệ cao hơn mức thực tế được đóng góp khi đăng ký kinh doanh. Sau khi đăng ký kinh doanh việc ghi nhận phần vốn góp được doanh nghiệp xử lý bằng việc lập khống phiếu thu tiền mặt. Về nguyên tắc, các cơ quan nhà nước không được kiểm tra số vốn thực tế của công ty. Tuy nhiên, số vốn này sẽ được thể hiện trên các văn bản của công ty như báo cáo tài chính hoặc các hồ sơ, chứng từ về kế toán trong công ty.

Vốn điều lệ doanh nghiệp, thích khai bao nhiêu thì khai

Theo luật doanh nghiệp hiện hành thì với các trường hợp thành lập công ty hiện nay không bắt buộc phải chứng minh về vốn. Vốn doanh nghiệp đăng ký có thể góp hoặc không góp (nếu không góp hết thời hạn phải giảm vốn). số vốn góp do các thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp danh), cổ đông (công ty cổ phần) góp hoặc cam kết góp và được ghi vào điều lệ công ty.

Đăng ký vốn ảo có sao không?

Thông thường, các cơ quan chức năng không có thẩm quyền kiểm tra tiền của doanh nghiệp. DO vậy như câu hỏi việc “đăng ký vốn ảo” sẽ không bị sao trong thời hạn cam kết góp vốn. Nhưng đến hết thời hạn cam kết góp vốn công ty thì phải đăng ký điều chỉnh vốn vốn điều lệ nếu không muốn bị phạt

Xem thêm: Thủ tục giảm vốn do không góp đủ

Các vấn đề phát sinh khi góp vốn ảo trong công ty

Khi công ty tiến hành góp vốn ảo sẽ có một số vấn đề phát sinh mà khách hàng nên lưu ý như sau:
– Việc góp vốn theo quy định pháp luật tối đa là 90 ngày và thời gian để giảm vốn do không góp đủ với tuỳ từng loại hình công ty là 30 hoặc 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn góp vốn. Do vậy quá thời gian này các duy nhất để xử lý hồ sơ để không bị phạt là góp vốn ảo
– Khi góp vốn ảo, lượng tiền mặt tại công ty ghi nhận trên hồ sơ giấy tờ sẽ rất lớn (mà thực tế không có) do vậy việc vay ngân hàng qua thẩm định hồ sơ sẽ tương đối khó và không được duyệt
– Lãi vay của các công ty còn ghi nhận nhiều tiền mặt trên sổ sách sẽ không được tính vào chi phí của công ty
– Riêng đối với các trường hợp các thành viên, cổ đông là tổ chức. Các giao dịch góp vốn không được thực hiện bằng tiền mặt

gop-von-ao-khi-thanh-lap-cong-ty-3

Không được tính chi phí lãi vay

Hiện nay việc góp vốn của doanh nghiệp Việt do tính đặc thù không phải báo cáo và chứng minh vốn nên nhiều doanh nghiệp chỉ ghi nhận trên giấy tờ về số tiền nhưng không có tiền thực tế. Sau đó đi vay tiền để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Tại công văn số 2389/TCT-CS ngày 26/7/2013, để trả lời cho doanh nghiệp về việc lãi vay có được tính vào chi phí được trừ khi có số dư tiền mặt tại quỹ. Ý kiến của Tổng cục thuế như sau:

1.1 Chi phí lãi vay được tính vào chi phí được trừ khi
– Khoản vay có đủ chứng từ hợp pháp
– Chi phí lãi vay của khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh
– Không nằm trong những khoản chi phí lãi vay không được tính vào chi phí được trừ theo quy định
– Doanh nghiệp có giải trình phù hợp về số dư tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm vay đã có kế hoạch thực hiện ngay trong thời gian sắp tới

1.2 Chi phí lãi vay không được tính vào chi phí được trừ khi
– Lãi tiền vay dùng để góp vốn điều lệ;
– Lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp;
– Lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế, vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
Như vậy: Theo tổng cục thuế, Chi phí lãi vay nếu thực sự doanh nghiệp giải trình được số tiền tồn quỹ và sử dụng tiền vay vào mục đích kinh doanh hợp pháp thì vẫn được trừ

Tại thông báo số 6194/CT-TTHT ngày 17/9/2012 của Cục thuế TP. HCM về việc lãi vay của những khoản vay khi tồn quỹ tiền mặt như sau:

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát sinh chi phí lãi vay nhưng tại thời điểm ký hợp đồng vay vẫn còn tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng tương đương số tiền đi vay thì khoản chi phí lãi vay này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Như vậy, ý kiến của Cục thuế TP. HCM là không được tính vào chi phí được trừ chi phí lãi vay của những khoản vay khi tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi tương đương với số tiền đi vay.

Tại công văn 1828/CT-TTHT của Cục thuế Bình Phước ngày 12/10/2015, về việc lãi vay của những khoản vay khi tồn quỹ tiền mặt như sau:

Trường hợp tại thời điểm vay, công ty có số dư tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng cao hơn số tiền đi vay thì phải giải trình, chứng mình số tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng công ty đã có kế hoạch sử dụng ngày trong thời gian sắp tới. Và thực tế số dư tiền mặt tốn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng được sử dụng ngay vào mục đích kinh doanh của công ty sau thời điểm đi vay. Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra nếu đúng như Công ty giải trình thì :
– Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư được tính vào giá trị đầu tư công trình
– Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Nếu không đúng, khoản chi trả lãi vay không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế , công ty bị xử lý vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Pháp luật thuế hiện hành.

Như vậy theo quy định của Cục thuế Bình phước, nếu chi phí lãi vay của những khoản vay tại thời điểm số dư tiền mặt, tiền gửi cao hơn số tiền vay, thì công ty phải giải trình chứng minh kế hoạch sử dụng số tiền đó trong những ngày sắp tới. Nếu công ty không chứng minh được, hoặc cơ quan thuế kiểm tra không đúng như công ty giải trình:
– Không được tính vào chi phí được trừ chi phí lãi vay của những khoản vay tại thời điểm số dư tiền mặt và tiền gửi lớn hơn số vay
– Phạt vi phạm hành chính về thuế

Theo các căn cứ trên, khách hàng có thể tự xem xét và giải trình với cơ quan thuế trực tiếp quản lý về khoản chi phí lãi vay. Trong trường hợp đặc biệt khách hàng có thể trực tiếp gửi công văn để nhận được phản hồi của cơ quan thuế và có cơ sở để thực hiện

NHẬN TƯ VẤN

Tin Liên Quan