logo-luatdainam-trang

Làm việc tại công ty có vốn nhà nước có được coi là viên chức

Mình có một vài thắc mắc về việc tuyển dụng nhân sự trong các tổng công ty của nhà nước mong được LUẬT ĐẠI NAM giải đáp đó là: các tổng công ty, doanh nghiệp mà có vốn cổ phần nhà nước >51% (nhà nước giữ quyền chi phối) thì khi tuyển dụng việc làm thì thi vào doanh nghiệp nhà nước được coi là viên chức đúng ko? Những doanh nghiệp có vốn nhà nước >51% đó thì cán bộ nhân viên và tiền lương là thuộc biên chế nhà nước hay doanh nghiệp?

lam-viec-tai-cong-ty-co-phan-nha-nuoc-co-duoc-coi-la-vien-chuc-2

Trả lời

Đầu tiên phải xác định như thế nào là viên chức? Tại điều 2 Luật viên chức 2010 và điều 3 nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Phân loại viên chức
1. Theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật viên chức;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

lam-viec-tai-cong-ty-co-phan-nha-nuoc-co-duoc-coi-la-vien-chuc-3

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước đã được cổ phần hoá hoạt động theo luật doanh nghiệp 2020 theo đó: cách thức hoạt động và cơ cấu tổ chức trong công ty được quy định theo luật doanh nghiệp. Vì vậy, có thể chia ra 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người lao động làm việc tại công ty dưới tư cách quản lý, đại diện phần vốn nhà nước trong công ty có thể coi là viên chức nếu được điều chuyển từ đơn vị sự nghiệp công lập để quản lý hoặc thực hiện công việc tại công ty

Trường hợp 2: Người lao động được tuyển dụng tại công ty và hưởng lương của công ty thì không được coi là viên chức theo quy định trên

Như vậy, để xác định người lao động trong công ty có vốn nhà nước có phải là viên chức hay không cần xem xét về cách thức làm việc của người lao động đó như thế nào (qua tuyển dụng hay điều chuyển…)

NHẬN TƯ VẤN

Tin Liên Quan