logo-luatdainam-trang

Công ty giữ bằng gốc của người lao động

Công ty yêu cầu giữ bằng gốc của người lao động có đúng không? Trường hợp công ty yêu cầu giữ bằng gốc người lao động cần phải làm gì? Các biện pháp ứng phó khi gặp công ty yêu cầu giữ bằng gốc

cong-ty-giu-bang-goc-cua-nguoi-lao-dong-2

Trả lời

Dù trong thời gian thử việc hay khi đã ký hợp đồng chính thức, người sử dụng lao động không được phép giữ bằng gốc như bạn đã trình bày. Xin dẫn chiếu quy định tại Điều 17 của Bộ luật Lao động 2019:

Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao độngYêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu người sử dụng lao động trả lại bằng gốc, người sử dụng lao động không được phép sa thải bạn. Thậm chí, việc giữ bằng gốc của người sử dụng lao động còn vi phạm các quy định của pháp luật và bị xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi giữ bằng gốc được quy định tại khoản 2, Điều 8, Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động cố ý không trả thì bạn có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan thanh tra lao động quận/huyện để xử lý hành vi vi phạm của người sử dụng lao động.

cong-ty-giu-bang-goc-cua-nguoi-lao-dong-3

Hỏi đáp về việc giữ bằng gốc của người lao động

Công ty có được phép giữ bằng gốc, giấy tờ gốc của người lao động hay không?

Theo quy định pháp luật hiện tại công ty không được giữ giấy tờ gốc, bằng cấp hoặc yêu cầu người lao động đặt tiền đảm bảo. Mọi hành vi tương tự đều vi phạm pháp luật lao động

Công ty giữ bằng gốc của người lao động giải quyết như thế nào?

Trường hợp công ty giữ bằng gốc của người lao động thì người lao động có thể yêu cầu công ty trả lại, liên hệ luật sư hoặc gửi đơn thư tới cơ quan quản lý lao động cấp quận, huyện để yêu cầu xử lý do việc giữ bằng gốc của người lao động là sai quy định

Vậy có nên nộp bằng gốc cho công ty không?

Hiện tại luật lao động không yêu cầu nộp bằng gốc khi làm việc. Luật công chứng cũng có quy định bản sao y có giá trị tương đương bản gốc nên người lao động nên lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc

Công ty giữ bằng gốc của người lao động và làm mất bằng gốc?

Trường hợp công ty giữ bằng gốc và làm mất bằng gốc người lao động có thể yêu cầu bồi thường theo thoả thuận của hai bên. Trường hợp bằng gốc đã mất người lao động có thể xin cấp lại bản sao bằng cấp từ sổ gốc của cơ sở cấp bằng

NHẬN TƯ VẤN

Tin Liên Quan