Tôi xin hỏi trường hợp như sau: Tôi muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải, khi đó tôi cần thực hiện thủ tục gì?
Trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới tổng đài chúng tôi, đối với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải
Thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp muốn đặt trụ sở. Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn gồm có:
– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (Mẫu tại thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
– Điều lệ công ty kinh doanh vận tải
– Danh sách thành viên
– Văn bản ủy quyền hoặc hợp đồng dịch vụ kinh doanh vận tải
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
Lệ phí: 50.000 VNĐ (miễn phí nếu nộp qua mạng) và 100.000 lệ phí công bố thông tin
Mã ngành kinh doanh vận tải
Việc ghi mã ngành theo quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg và nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Vận tải hành khách đường bộ khác Chi tiết: – Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Điều 6 nghị định 10/2020/NĐ-CP) – Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (Điều 7 nghị định 10/2020/NĐ-CP) – Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô (Điều 8 nghị định 10/2020/NĐ-CP) |
4932 |
2 | Vận tải hàng hóa bằng đường bộ Chi tiết: – Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Điều 9 nghị định 10/2020/NĐ-CP) |
4933 |
Xin giấy phép kinh doanh vận tải
Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải tại Sở GTVT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở theo quy định tại điều 18 nghị định 10/2020/NĐ-CP gồm các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
– Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Thời gian cấp phép: 05 ngày làm việc
Lưu ý: Tùy từng loại hình kinh doanh vận tải thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như theo quy định tại chương III Nghị định 10/2020/NĐ-CP mới được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.
Xin cấp phù hiệu kinh doanh vận tải
Sau khi có giấy phép kinh doanh vận tải doanh nghiệp cần xin cấp phù hiệu xe theo quy định tại điều 22 nghị định 10/2020/NĐ-CP. Hồ sơ xin cấp phù hiệu kinh doanh vận tải gồm
– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;
– Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. (Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.)
Cơ quan giải quyết: Sở GTVT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc