logo-luatdainam-trang

Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp được đa số các nhà đầu tư lụa chọn về tính phổ biết và về tên gọi của nó. Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty cổ phần mà chưa rõ công ty cổ phần có gì khác so với các loại hình công ty khác? Bạn quan tâm thủ tục và hồ sơ thành lập công ty cổ phần như thế nào thì đây là bài viết dành cho bạn.

Trước khi lựa chọn loại hình công ty cổ phần có lẽ các bạn nên nắm rõ về khái niệm, ưu, nhược điểm của loại hình công ty cổ phần.

thu-tuc-dang-ky-thanh-lap-cong-ty-co-phan-2

Khái niệm công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là loại hình công ty trong đó vốn góp được chia làm các cổ phần bằng nhau có tối thiểu 3 cổ đông và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Ưu điểm của công ty cổ phần
– Tên hay: một trong những lý do khách hàng của LUẬT ĐẠI NAM lựa chọn công ty cổ phần vì tên gọi, tên công ty cổ phần bắt buộc phải có cụm từ “công ty cổ phần” + tên riêng. Thông thường khi nghe tên này khách hàng không có cảm giác gì đó giới hạn như công ty TNHH. Tuy nhiên xét về mặt quy định và nếu ở quy mô nhỏ thì công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn cũng tương tự nhau về mặt quyền hạn và trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp
– Có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phần, cổ phiếu trái phiếu và số lượng cổ đông tối đa là không giới hạn
– Trách nhiệm hữu hạn dựa trên phần vốn góp tại công ty (xét về mặt bản chất công ty cổ phần cũng là trách nhiệm hữu hạn để so sánh với các loại hình công ty trách nhiệm vô hạn khác). Tại một số nước người ta dùng chung từ “COMPANY LIMITED” để gọi chung cho cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần
– Việc chuyển nhượng cổ phần trong nội bộ công ty dễ dàng mà không cần làm thủ tục với Sở KHĐT để thay đổi đăng ký kinh doanh. Hồ sơ chỉ cần thực hiện thủ tục nội bộ và khai thuế TNCN cho cổ đông chuyển nhượng
– Cổ đông sáng lập được coi như khai quốc công thần thông tin cổ đông sẽ được ghi nhận trên hệ thống đăng ký kinh doanh suốt vòng đời công ty (trừ trường hợp cổ đông không góp vốn)

Nhược điểm của công ty cổ phần:
– Do việc chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông là chuyển nhượng nội bộ nên sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý cổ đông (không có xác nhận của cơ quan nhà nước)
– Mất 0.1% thuế thu nhập cá nhân khi chuyên nhượng cổ phần kể cả việc chuyển nhượng ngang giá không có phát sinh thu nhập do việc chuyển nhượng cổ phần áp dụng theo quy định về chuyển nhượng chứng khoán
– Bộ máy quản lý tương đối phức tạp chia nhiều cấp: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, đại diện theo pháp luật…gây khó khăn trong việc quản lý và ra quyết định một vấn đề của công ty

Thông tin khách hàng cần cung cấp để thành lập công ty cổ phần 2021

Để thành lập thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần khách hàng cần cung cấp các thông tin cơ bản để thành lập công ty bao gồm:
Tên công ty: không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác đã có. LUẬT ĐẠI NAM sẽ hỗ trợ tra cứu tên công ty cho khách hàng để có khả năng đăng ký
Địa chỉ trụ sở chính: Không đặt tại chung cư hoặc nhà tập thể. Việc chứng minh trụ sở không bắt buộc trong hồ sơ thành lập công ty tuy nhiên khách hàng nên chuẩn bị sẵn giấy tờ cần thiết để kiểm tra thuế sau khi thành lập công ty
Ngành nghề kinh doanh: Khách hàng chỉ cần cung cấp ngành nghề LUẬT ĐẠI NAM sẽ phân ngành nghề theo đúng quy định. Khách hàng có thể tham khảo thêm quyết định 27/2018/QĐ-TTg và cung cấp thông tin cho chúng tôi. Với một số ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định thì mức vốn đăng ký phải cao hơn mức vốn pháp luật yêu cầu
Vốn điều lệ của doanh nghiệp: Cung cấp thông tin mức vốn điều lệ các cổ đông đăng ký góp vốn và góp trong vòng 90 ngày kể từ khi thành lập công ty
Thông tin cổ đông sáng lập: Tối thiểu 3 người không hạn chế số lượng tối đa bao gồm các thông tin giấy tờ cá nhân (CMND, hộ chiếu, căn cước) ghi rõ địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện tại tới cấp nhỏ nhất (tới số nhà)

thu-tuc-dang-ky-thanh-lap-cong-ty-co-phan-3

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì?

Để thành lập công ty cổ phần cần chuẩn bị các hồ sơ theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 và nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
– Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần
– Điều lệ công ty
– Danh sách cổ đông sáng lập
– Giấy tờ pháp lý của cổ đông
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Trình tự thành lập công ty cổ phần

Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, soạn thảo hồ sơ và gửi hồ sơ để khách ký và thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Phòng ĐKKD – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện trực tiếp hoặc nộp qua mạng:
– Nộp hồ sơ thành lập công ty bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
– Nộp hồ sơ thành lập công ty bằng tài chữ ký số
Bước 2: Nhận KQ đăng ký kinh doanh và nộp phí công bố thông tin doanh nghiệp là 100.000 VNĐ. Các thông tin được công bố bao gồm các thông tin về doanh nghiệp mới thành lập bao gồm ngành nghề và cổ đông sáng lập (không thể hiện trên đăng ký kinh doanh). Doanh nghiệp có thể tra cứu tại cổng thông tin điện tử quốc gia dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Thực hiện khắc dấu và công bố mẫu dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Thời gian thực hiện 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Sau khi thông báo mẫu dấu được đăng lên cổng thì khách hàng mới đi làm tài khoản ngân hàng cho công ty>
Lưu ý: Dấu doanh nghiệp do doanh nghiệp chủ động về mặt hình thức có nội dung bắt buộc là: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Hiện tại, doanh nghiệp có thể dùng nhiều con dấu

Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại LUẬT ĐẠI NAM

Sau khi thực hiện thành lập công ty cổ phần tại LUẬT ĐẠI NAM khách hàng sẽ nhận được các tài liệu sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và mã số hải quan không có giấy tờ riêng)
– Thông báo cơ quan thuế quản lý trực tiếp
– Công bố thông tin đã được đăng trên cổng thông tin điện tử quốc gia
– Con dấu tròn của doanh nghiệp và dấu chức danh của giám đốc công ty
– Công bố mẫu dấu đã được đăng trên cổng thông tin điện tử quốc gia
– Tư vấn miễn phí qua tổng đài điện thoại 0967370488 trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty cổ phần

– Treo biển công ty tại địa chỉ trụ sở chính
– Mua chữ ký số để thực hiện khai thuế
– Khai và nộp lệ phí môn bài vào ngày cuối cùng của tháng khi thành lập công ty
– Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản với Sở KHĐT, đăng ký nộp thuế điện tử với ngân hàng
– Mua và phát hành hoá đơn điện tử
– Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ khi thành lập, nếu không góp đủ phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn theo số vốn thực tế
– Kê khai thuế và báo cáo hoá đơn theo quy định

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với LUẬT ĐẠI NAM để dược phục vụ. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn và trả lời các vấn đề khách hàng thắc mắc trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty.

NHẬN TƯ VẤN

Tin Liên Quan