logo-luatdainam-trang

Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, tư vấn quản trị nội bộ, LUẬT ĐẠI NAM hiểu rằng khi thành lập công ty nói chung và thành lập công ty TNHH một thành viên nói riêng quý khách hàng có rất nhiều mối bận tâm chẳng hạn như: đặt tên công ty như thế nào, thành lập mất bao lâu, giấy tờ gồm những gì?; Khi thành lập xong làm thế nào để được xuất hóa đơn đỏ…Tất cả những thắc mắc này được LUẬT ĐẠI NAM tư vấn cụ thể trong thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-2

Những điều cần biết về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty TNHH một thành viên, ngay từ tên doanh nghiệp chúng ta đã thấy rằng với loại hình này thì công ty chỉ có một thành viên mà thôi, thành viên trong công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Như vậy loại hình này không bắt buộc thành viên phải là cá nhân như doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.

Chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này có nghĩa khi kinh doanh chủ sở hữu công ty sẽ phải góp đủ vốn trong thời hạn mình đã cam kết (không quá 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mình đã góp. Nếu công ty làm ăn thu lỗ, khoản nợ vượt quá vốn điều lệ của công ty thì chủ sở hữu công ty cũng không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với phần nghĩa vụ vượt quá vốn điều lệ công ty. Đây là ưu điểm của loại hình công ty TNHH một thành viên so với loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân, công ty sẽ có con dấu riêng, tài khoản ngân hàng riêng… và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chính mình

Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần do đó khi muốn tăng vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu công ty sẽ phải góp thêm vốn. Xét về huy động vốn thì công ty TNHH một thành viên bị hạn chế hơn so với công ty cổ phần.

Thủ tục thành lập cty TNHH một thành viên

Hồ sơ thành lập công ty một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

– Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH một thành viên (Biểu mẫu I-2 Biểu mẫu trong thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
– Điều lệ công ty một thành viên do doanh nghiệp tự soạn thảo, có thể tham khảo các nội dung cần có của điều lệ công ty
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc
Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Lệ phí: 100.000 VNĐ phí công bố thông tin + 50.000 VNĐ lệ phí thành lập (miễn phí nếu nộp qua mạng)

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Nếu tổ chức là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên thì hồ sơ thành lập công ty ngoài những giấy tờ nêu trên quý khách hàng cần chuẩn bị thêm những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền + giấy tờ cá nhân của người được uỷ quyền
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức

Xem thêm: Con dấu doanh nghiệp 2021

Thủ tục thuế đối với công ty một thành viên mới thành lập

Nhìn chung các công ty mới thành lập đều phải thực hiện thủ tục khai và nộp lệ phí môn bài, mua chữ ký số, phát hành hoá đơn điện tử. Những giấy tờ cần chuẩn bị, cách nộp những giấy tờ trên được LUẬT ĐẠI NAM hướng dẫn cụ thể trong phần thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn cho doanh nghiệp. Ngoài những vấn đề nêu trên, doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng hiện nay không cần thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch đầu tư.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-3

Chi phí của giám đốc công ty một thành viên có được tính chi phí

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định về chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN quy định:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
…2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
…d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”

Căn cứ Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế:

… 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
… đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; …
…Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập…
đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị. …

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Giám đốc điều hành đồng thời là chủ Công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) nếu các khoản chi phí được được quy định tại Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty là khoản có tính chất tiền lương, tiền công thì:
Về thuế TNCN: khoản lợi ích mà chủ Công ty nhận được nêu trên không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của chủ Công ty.
Về thuế TNDN, thuế GTGT: Công ty không được khấu trừ thuế GTGT, không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN của Công ty khoản chi cho chủ Công ty nêu trên.

Cần lưu ý: Đối với các khoản chi phí dưới hình thức “tiền lương, tiền công” của chủ sở hữu công ty thì mới không được tính chi phí trong công ty MTV do cá nhân làm chủ. Trường hợp các khoản này không phải là tiền lương, tiền công thì vẫn được tính chi phí bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp này công ty có thể làm việc trực tiếp với cơ quan thuế để rõ hơn. Xem thêm công văn 5421/CT-TTHT ngày 16/02/2017 của tổng cục thuế

Hỏi đáp về công ty tnhh một thành viên

Thế nào là không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh?

Hiện tại các quy định không giải nghĩa cụ thể “điều hành sản xuất, kinh doanh” là như thế nào. Tại công văn 727/TCT-CS ngày 03/03/2015 tổng cục thuế trả lời: “Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điêu hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoán chi phí quy định tai tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên”

NHẬN TƯ VẤN

Tin Liên Quan