logo-luatdainam-trang

Trách nhiệm của cổ đông khi công ty thua lỗ

Em có một câu hỏi như sau mong luật sư tư vấn giúp em, em có góp 10% để thành lập 1 công ty cổ phần về bất động sản (chỉ làm môi giới) và vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 2 tỷ đồng,và em được quyết định làm phó giám đốc công ty, sau 1 năm làm vì 1 số chuyện mà giám đốc lại đuổi em không cho em làm ở cty nữa và khi đó e cũng còn 10% cổ phần trong công ty, nếu sau này công ty mà làm ăn lỗ thì em có phải đóng tiền theo tỷ lệ 10% không,vì giờ cty cũng đang làm ăn không được tốt lắm. Em cảm ơn luật sư!

trach-nhiem-cua-co-dong-khi-cong-ty-thua-lo-2

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi, Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: Ở đây nếu bạn góp 10% vốn để thành lập công ty cổ phần về bất động sản. Điều này đồng nghĩa với việc bạn là cổ đông trong công ty, theo điểm c, khoản 1, điều 111, Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:

Điều 111. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

trach-nhiem-cua-co-dong-khi-cong-ty-thua-lo-3

Theo quy định trên trách nhiệm của bạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty bạn trong phạm vi số vốn bạn đã góp vào công ty. Chẳng hạn như bạn đã góp 10% vốn điều lệ tương ứng với 200.000.000 VNĐ thì khi công ty bạn kinh doanh thu lỗ bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi 200.000.000 bạn đã góp vào công ty. Nếu bạn chưa góp 10% vốn điều lệ vào công ty bạn, thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm trong phạm vi 200.000.000 VNĐ. Tuy nhiên bạn phải xem lại các giấy tờ kế toán, sổ quỹ tiền mặt xem công ty ghi nhận số vốn bạn góp vào như nào? Trên thực tế, rất nhiều công ty không góp đủ số vốn điều lệ nhưng giấy tờ sổ sách kế toán vẫn ghi nhận đã góp đủ. Nếu bạn lo ngại trách nhiệm của bạn đối với hoạt động kinh doanh không ổn định của công ty hiện tại, bạn có thể chuyển nhượng cổ phần hiện tại bạn đang có cho người khác hoặc yêu cầu công ty mua lại số cổ phần của bạn. Từ thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng và thông báo tới sở kế hoạch đầu tư bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như tình hình kinh doanh của công ty.

NHẬN TƯ VẤN

Tin Liên Quan