logo-luatdainam-trang

Tư vấn thành lập công ty xây dựng

Thành lập công ty xây dựng cần lưu ý những điểm gì? Ngành nghề của công ty xây dựng như thế nào? Tư vấn pháp luật trước khi thành lập công ty xây dựng

tu-van-thanh-lap-cong-ty-xay-dung-2

Lưu ý khi thành lập công ty xây dựng

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty xây dựng: Thường trên thực tế công ty xây dựng sẽ thành lập dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty cổ phần
  • Vốn điều lệ của công ty xây dựng: Với công ty xây dựng thường không có vốn điều lệ. Tuy nhiên trên thực tế đối với vốn của công ty xây dựng thường vốn lớn tương ứng với các dự án mà công ty xây dựng có thể thực hiện
  • Ngành nghề về bất động sản cũng hay được các công ty về xây dựng đăng ký. Hiện nay, kinh doanh bất động sản không còn yêu cầu mức vốn 20 tỷ nên khách hàng có thể đăng ký lĩnh vực này
  • Ngành nghề kinh doanh: Khách hàng tham khảo mã ngành kinh doanh theo quy định của quyết định 27/2018/QĐ-TTg
STT Tên ngành
ngành
1 Xây dựng nhà để ở 4101
2 Xây dựng nhà không để ở 4102
3 Xây dựng công trình đường sắt 4211
4 Xây dựng công trình đường bộ 4212
5 Xây dựng công trình điện 4221
6 Xây dựng công trình cấp, thoát
nước
4222
7 Xây dựng công trình viễn thông,
thông tin liên lạc
4223
8 Xây dựng công trình thủy 4291
9 Xây dựng công trình khai khoáng 4292
10 Xây dựng công trình chế biến, chế
tạo
4293
11 Xây dựng công trình kỹ thuật dân
dụng khác
Chi tiết:
– Xây dựng công trình công trình
thể thao ngoài trời.
– Chia tách đất với cải tạo đất
4299
12 Phá dỡ 4311
13 Chuẩn bị mặt bằng 4312
14 Lắp đặt hệ thống điện 4321
15 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước,
hệ thống sưởi và điều hoà không khí
4322
16 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
Chi tiết:
– Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy (Điều 43 nghị định 79/2014/NĐ-CP)
– Lắp đặt hệ thống thiết bị trong công trình nhà và công trình xây dựng khác như:
+ Thang máy, thang cuốn,
+ Cửa cuốn, cửa tự động,
+ Dây dẫn chống sét,
+ Hệ thống hút bụi,
+ Hệ thống âm thanh,
+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung
4329
17 Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
18 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Chi tiết:
– Hoạt động xây dựng chuyên biệt sử dụng trong tất cả các kết cấu công trình nhưng yêu cầu phải có kỹ năng riêng chuyên sâu hoặc phải có thiết bị chuyên môn hóa như:
+ Xây dựng nền móng, bao gồm cả ép cọc,
+ Các công việc về chống ẩm và chống thấm nước,
+ Chống ẩm các toà nhà,
+ Đào giếng (trong ngành khai thác mỏ),
+ Lắp dựng các kết cấu thép không thể sản xuất nguyên khối,
+ Uốn thép,
+ Xây gạch và đặt đá,
+ Lợp mái các công trình nhà để ở,
+ Lắp dựng và dỡ bỏ cốp pha, giàn giáo, loại trừ hoạt động thuê cốp pha, giàn giáo,
+ Lắp dựng ống khói và lò sấy công nghiệp,
+ Các công việc đòi hỏi chuyên môn cần thiết như kỹ năng trèo và sử dụng các thiết bị liên quan, ví dụ làm việc ở tầng cao trên các công trình cao.
– Các công việc dưới bề mặt;
– Xây dựng bể bơi ngoài trời;
– Rửa bằng hơi nước, phun cát và các hoạt động tương tự cho mặt ngoài công trình nhà;
– Thuê cần trục có người điều khiển
4390

tu-van-thanh-lap-cong-ty-xay-dung-3

Trình tự thành lập công ty xây dựng

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ thành lập công ty xây dựng gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty xây dựng
– Danh sách cổ đông/thành viên
– Bản sao CMND/CCCD của thành viên/cổ đông công ty
Trong vòng 3 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp

Bước 2: Khắc dấu công ty xây dựng. Hiện tại, theo quy định của koanh nghiệp được chủ động khắc dấu và sử dụng mà không cần công bố

NHẬN TƯ VẤN

Tin Liên Quan