Xin luật sư giải đáp giùm tôi các thắc mắc: Khi thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp có bắt buộc phải có một lượng/số vốn tối thiểu không? Ý nghĩa quy định của vốn pháp định trong thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Một tài sản được đem đi góp vốn thành lập doanh nghiệp phải thỏa mãn những điều kiện gì?
Trả lời
Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn không yêu cầu mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
18. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn pháp định là số tiền tối thiểu phải có khi tiến hành một hoạt động kinh doanh cụ thể theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Ví dụ: Cung ứng nguồn lao động trong nước 300 triệu đồng; cho thuê lại lao động 2 tỷ đồng…
Hiện nay, nhiều ngành nghề được phép đăng ký trên đăng ký kinh doanh trước khi đáp ứng đủ điều kiện, tuy nhiên doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động khi đáp ưng đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Điều này có ý nghĩa loại trừ những rủi ro cho người sử dụng hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp (do doanh nghiệp chịu trách nhiệm)
Để đáp ứng điều kiện góp vốn thành lập công ty, trước tiên tài sản đó phải thuộc sở hữu hợp pháp của người góp vốn.
Tài sản góp vốn ở đây có thể là tiền hoặc các tài sản khác có giá trị tương đương. Với các tài sản không phải là tiền phải được định giá bởi các thành viên hoặc cổ đông góp vốn. Ngoài ra, nếu tài sản không đăng ký quyền sở hữu phải có biên bản bàn giao; với các tài sản đăng ký quyền sở hữu phải làm thủ tục sang tên cho công ty.